Nấm Mèo

/
0 Comments

Nấm mèo hay còn gọi là mộc nhĩ đen. Là loại nấm ăn phát tán và sinh sản bằng bào tử. Các bào tử nấm mèo sau khi được phát tán có thể bám vào các thân cây gỗ mục, tại đây, nếu thân gỗ đáp ứng được độ ẩm cần thiết, bào tử nấm sẽ này mầm, và phát triển thành nấm. 

Nhận biết nấm mèo

Mộc nhĩ đen có dạng một vành tai, chân nấm thường rất ngắn, và ngắn nhất nếu so với các loại nấm ăn thông thường khác. Các tai nấm có nhiều nếp cong, và các gờ giống như việc tai mèo có nhiều tĩnh mạch. Đó cũng là lý do vì sao, nó được gọi là nấm mèo.
Khi nấm còn tươi sẽ mềm, có một màng nhung trắng mỏng che phủ bề mặt trong của nấm. Sau khi được phơi hoặc sấy khô, nấm dai, và cứng.
nấm mèo tự nhiênẢnh 1. Nấm mèo khi còn tươi
Nấm có khả năng tự sinh sản. Khi các tai nấm già, một số sẽ chuyển sang giai đoạn sinh sản. Biểu hiện của việc bắt đầu quá trình sinh sản là mặt dưới của nấm có các lớp bào tử màu trắng kem hoặc vàng nhạt. Quá trình này, cho ra kết quả là các quả thể nấm với nhiều tai nấm. Có quả nấm có thể có tới 5 – 7 tai.

Công dụng của nấm mèo

Mộc nhĩ đen vừa có thể được dùng làm thực phẩm, vừa được ứng dụng như một nguồn dược liệu trong các bài thuốc đông y. Trước đây, mộc nhĩ đen chỉ mọc tự nhiên.Tuy nhiên, hiện nay, con người đã kịp thời nắm bắt nguồn lợi kinh tế mà nó mang lại nên nấm đã được nghiên cứu, nhân giống và trồng nhân tạo ở nhiều nơi.
công dụng của nấm mèo
Ảnh 2. Nấm mèo sau khi đã được phơi khô
Nấm mèo được đánh giá cao cả trong y học cổ truyền và y học hiện đại. Các thành phần trong nấm có công dụng làm mát máu, đông máu khi bị thương, rất tốt khi được sử dụng trong các trường hợp đi lỵ ra máu, đái ra máu… Ngoài ra, y học hiện đại, cũng đã chứng minh nấm mèo giúp phòng ngừa bệnh tắc hoặc vỡ mạch máu não ở người bị cao huyết áp.
Bên cạnh đó, nấm mèo được dùng làm thực phẩm, chế biến các món ăn đặc trưng của người Châu Á. Và đặc biệt là ở Việt Nam, mộc nhĩ đen không thể thiếu trong các dịp cỗ bàn ngày Tết, ngày giỗ, ngày cưới…Các món ăn được chế biến với mộc nhĩ đen không chỉ thơm ngon, bổ dưỡng mà còn có công dụng chữa bệnh, bồi bổ sức khỏe hiệu quả.
Các món ăn từ nấm thông thường có thể chế biến từ mộc nhĩ như: Cháo mộc nhĩ – tốt cho người suy nhược thần kinh, thiếu máu; Canh măng, mộc nhĩ – tác dụng tiêu mỡ bụng, chống béo phì; thịt lợn xào mộc nhĩ – điều hòa kinh nguyệt, khắc phục các vấn đề về rối loạn kinh nguyệt, kinh nhiều, rong kinh, đau bụng kinh…



No comments:

.

.